12.3 2023

Thất diệp nhất chi hoa

Thất diệp nhất chi hoa - Paris spp. thuộc họ Trọng lâu - Trilliaceae.

♦ Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao 30-100cm, thường có 5-8 lá ở 2/3 trên. Lá có phiến hình trái xoan ngược dài 7-17 cm, rộng 2,5-5cm hay hơn, gốc tròn, chóp có mũi; cuống lá 5-6cm. Hoa mọc đơn độc ở ngọn thân trên một trục cao 70-80 cm. Lá đài màu xanh nom như lá; cánh hoa dạng sợi dài bằng đài, màu vàng. Quả mọng, cao 3cm, hạt to màu vàng. Ra hoa tháng 3-7, quả tháng 8-12.

Mùa hoa tháng 3-5, quả tháng 6-8.

♦  Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Paridis Chinensis, thường gọi là Tảo hưu hay Thất diệp nhất chi hoa.

♦ Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở những vực khe ẩm tối, gần suối ở độ cao trên 600m. Gặp nhiều ở Lào Cai (Sapa), Ninh Bình (Cúc Phương), Bắc Thái (Ðại Từ), Lạng Sơn, Hoà Bình, Hà Bắc. Cũng mọc nhiều ở Trung Quốc với nhiều thứ khác nhau. Thu hái rễ quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu đông,

rửa sạch phơi khô.

♦ Thành phần hóa học: Có diosgenin, pennogenin.

♦ Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt giải độc,

tiêu sưng viêm.

♦ Công dụng, chỉ định và phối hợp: chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị: 1. Rắn độc cắn và sâu bọ đốt; 2. Viêm não truyền nhiễm; 3. Viêm mủ da; 4. Lao màng não; 5. Hen suyễn. Còn dùng trị yết hầu, bạch hầu, trẻ em lên sởi có viêm phổi, quai bị, lòi dom. Ngày dùng 6-15g. Ở Trung Quốc, dân gian cho là thuốc chỉ đau, giải nhiệt và giải độc, có khả năng trị kinh phong, lắc đầu, lè lưỡi. Cũng có thể trị bệnh phổi và độc giang mai. Dân gian thường dùng làm mát khi bị sưng đau và hen suyễn.

• Tài liệu tham khảo: 

- Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam (bộ mới), tập I, NXB Y học ,Hà Nội.
- Phạm Hoàng hộ (2000), 
Cây cỏ Việt Nam, Quyển II, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
- Đỗ Tất lợi (2004), 
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.

- Đỗ Huy Bích và CS (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học kĩ thuật, Hà Nội.

 

 

Giỏ hàng