Ráy, Hải vu - Alocasia macrorrhiza (L.) Schott, thuộc họ Ráy - Araceae.
♦ Mô tả: Cây thảo to có khi cao tới 2-3m, hay hơn, sống nhiều năm nhờ thân to. Lá ôm thân, có cuống dài, phiến nguyên, hình tim, dài tới 80-90cm, rộng 20-60cm, màu lục sáng, có khi có chấm trắng.Cụm hoa thành buồng ở nách lá, có mo màu vàng. Hoa đơn tính, hoa cái ở dưới, hoa lép ở giữa, hoa đực ở trên. Hoa trần, ở hoa đực có nhiều nhị, dính nhau thành
♦ Bộ phận dùng: Rễ, thân - Radix et Caulis Alocasiae Macrorrhizae, thường gọi là Hải vu
♦ Nơi sống và thu hái: Loài của phân vùng Ấn Độ - Malaixia mọc hoang và cũng thường được trồng cho bám lên tường nhà hay cây to để làm cảnh ở nhiều nơi, nhất là các thành phố, thị xã. Người ta thường dùng quả thu hái vào mùa thu, đồ chín, thái nhỏ. Cành non, thân non thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi khô, dùng tươi tốt hơn.
♦ Thành phần hóa học: Thân rễ Ráy chứa alocasin, một chất tương tự phytosterol, glucose, fructose.
♦ Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính ấm, có độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong tiêu thũng, chỉ thống, khử hủ sinh cơ, kiện vị, chỉ khái.
♦ Công dụng, chỉ định và phối hợp:
- Ráy được dùng chữa cúm, cảm mạo, sốt cao, trúng nắng, lao phổi, phong thấp đau nhức khớp, sa nang, mụn nhọt, ghẻ lở, trúng độc và rắn độc cắn, bỏng lửa. Liều dùng 10-15g, khô, hoặc 30-60g tươi, đun sôi kỹ trong 3-5 giờ trước khi dùng. Dân gian cũng dùng bột củ ráy, bột khoai sọ tẩm nước làm thành bánh, đắp bó để cầm máu và bó gãy xương, thân cây Ráy giã nhỏ, thêm nước uống, còn lá dùng đắp trị rắn cắn, bọ cạp đốt, sưng tấy.
Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng