Chặc chìu, dây chiều - Tetracera scandens (L.) Merr., thuộc họ Sổ - Dilleniaceae.
♦ Mô tả: Dây trườn, thân màu nâu, cành mềm dài, cánh non có lông nhám và tẩm silic (SiO2). Lá mọc so le, phiến hình bầu dục, không dài hơn 10cm, cũng rất nhám, mép khía răng. Chuỳ hoa to, ở nách lá hay ở ngọn cành. Hoa có 5 lá đài, 5 cánh hoa màu
♦ Bộ phận dùng: rễ, dây (U chạc chìu) - Radix et Caulis Tetracerae Scandentis.
♦ Nơi sống và thu hái: Cây thường gặp ở các rừng tu bổ, các đồi ven rừng, ven suối khắp nước ta, tới độ cao 1000m. Chặt lấy phần gần gốc, những đoạn có u, dùng làm thuốc. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, dùng tươi hoặc tẩm rượu sao vàng.
♦ Tính vị, tác dụng: Vị chua chát, tính bình; có tác dụng tán ứ, hoạt huyết, thu liễm.
♦ Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Chữa tê thấp, ứ huyết, đau bụng, phù thũng, gan lách sưng to, bạch đới... Liều dùng 10-30g dây hoặc 8-16g rễ, sắc nước uống; thường phối hợp với các vị thuốc khác.
• Tài liệu tham khảo:
- Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam (bộ mới), tập 1, NXB Y học ,Hà Nội.
- Phạm Hoàng hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, Quyển II, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
- Đỗ Tất lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
- Đỗ Huy Bích và CS (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2, NXB Khoa học kĩ thuật, Hà Nội.
Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng