DÂY ĐAU XƯƠNG - 1KG KHÔ

  • 35.000đ
DÂY ĐAU XƯƠNG

Chia sẻ

  • Miễn phí vận chuyển với đơn hàng giá trị từ 1,000,000đ trở lên
  • Sẵn sàng hỗ trợ Quý khách 24/7

Dây đau xương, Tục cốt đằng – Tinospora sinensis (Lour.) Merr. , thuộc họ Tiết dê -Menispermaceae.

♦ Mô tả: Dây leo bằng thân quấn, dài 8-10m. Thân màu xám, lúc đầu có lông, sau nhẵn, có lỗ bì sần sùi. Lá mọc so le, hình tim, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông tơ, gân lá hình chân vịt. Hoa màu vàng lục, mọc thành chùm ở nách lá, có lông màu trắng nhạt. Quả hình bầu dục hoặc tròn, khi chín có màu đỏ.

♦  Bộ phận dùng: Dây và lá – Caulis et Folium Tinosporae, thường gọi là Tục cốt đằng.

♦ Nơi sống và thu hái: Cây của Đông Dương và Ấn Độ. Ở nước ta, thường gặp mọc hoang ở vùng núi, leo lên các cây nhỡ hay cây gỗ. Có thể trồng bằng đoạn thân vào đầu mùa mưa. Cây mọc rất khoẻ. Khi dùng làm thuốc, thu hái thân già, thái nhỏ, phơi khô. Dùng sống hay tẩm rượu sao. Có thể thu hái quanh năm.

♦ Thành phần hóa học: Chỉ mới được biết trong cây có nhiều alcaloid.

♦ Tính vị, tác dụng: Dây đau xương có vị đắng, tính mát, có tác dụng hoạt huyết, thư cân, thanh nhiệt, lợi thấp. Nói cách khác, nó là loại thuốc khu phong, trừ thấp, lợi gân cốt.

♦ Công dụng, chỉ định và phối hợp: 

- Thường dùng chữa sốt rét, phong thấp, chứng đau nhức gân cốt, đau dây thần kinh hông, đòn ngã tổn thương và để bổ sức.
- Lá tươi cũng dùng đắp lên các chỗ nhức trong gân cốt và trị rắn cắn. Cách dùng: Mỗi ngày dùng 15-30g đun sôi trong nước uống. Cũng có thể ngâm rượu uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với hạt Cốt khí và Đậu đen xanh lòng (kinh nghiệm dân gian). Cũng có thể ngâm rượu với tỷ lệ 1/5, uống ngày 3 lần, mỗi lần một cốc con. Lá thường dùng giã nhỏ vắt lấy nước cốt uống, lấy bã đắp trị rắn cắn, hoặc trộn với rượu để đắp lên chỗ sưng đau.

 

• Tài liệu tham khảo: 

- Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam (bộ mới), tập 2, NXB Y học ,Hà Nội.
- Phạm Hoàng hộ (2000), 
Cây cỏ Việt Nam, Quyển III, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
- Đỗ Tất lợi (2004), 
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.

- Đỗ Huy Bích và CS (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2, NXB Khoa học kĩ thuật, Hà Nội.

 

 

Sản phẩm tương tự

Đã thêm vào giỏ hàng CỎ SỮA LÁ LỚN - 1KG KHÔ | Dược Thảo Linh - Khoa học thảo dược
Đã thêm vào giỏ hàng ƯNG BẤT BẠC - 1KG KHÔ | Dược Thảo Linh - Khoa học thảo dược
Đã thêm vào giỏ hàng ĐÀO RỪNG - 1KG KHÔ | Dược Thảo Linh - Khoa học thảo dược
Đã thêm vào giỏ hàng CHUA NGÚT - 1KG KHÔ | Dược Thảo Linh - Khoa học thảo dược
Đã thêm vào giỏ hàng CỦ RÁY RỪNG - 1KG KHÔ | Dược Thảo Linh - Khoa học thảo dược
Đã thêm vào giỏ hàng LẤU - 1KG KHÔ | Dược Thảo Linh - Khoa học thảo dược
Đã thêm vào giỏ hàng SÂM CAU LÁ LỚN- 1kg | Dược Thảo Linh - Khoa học thảo dược
Đã thêm vào giỏ hàng TẦM GỬI MÍT - 1KG KHÔ | Dược Thảo Linh - Khoa học thảo dược
Đã thêm vào giỏ hàng BA CHẠC - 1KG KHÔ | Dược Thảo Linh - Khoa học thảo dược
Đã thêm vào giỏ hàng BÀN TAY MA - 1KG KHÔ | Dược Thảo Linh - Khoa học thảo dược
Đã thêm vào giỏ hàng XẠ ĐEN CHÂU ÂU - 1KG KHÔ | Dược Thảo Linh - Khoa học thảo dược
Đã thêm vào giỏ hàng HẠT THẠCH MÁC PÚP - 500G | Dược Thảo Linh - Khoa học thảo dược
Đã thêm vào giỏ hàng CHÓ ĐẺ RĂNG CƯA - 1KG KHÔ | Dược Thảo Linh - Khoa học thảo dược
Đã thêm vào giỏ hàng CÀ GAI LEO - 1KG KHÔ | Dược Thảo Linh - Khoa học thảo dược
Đã thêm vào giỏ hàng ĐƠN NEM -1KG KHÔ | Dược Thảo Linh - Khoa học thảo dược
Giỏ hàng